Canada thường được biết tới như một nước nói tiếng Anh, nhưng du khách tới đất nước lá phong cũng nên biết thêm tiếng Pháp để có thể đọc được …..các biển hiệu.
Quốc gia rộng thứ hai thế giới (9.9 triệu km2, sau Liên bang Nga) là một cơ thể hài hòa của hai nửa là hai cộng đồng ngôn ngữ: cộng đồng người gốc Pháp (ở Quebec) và cộng đồng người gốc Anh (các tỉnh còn lại). Họ đã cùng chung sống gần bốn trăm năm trong tôn trọng ngôn ngữ và văn hóa của nhau và cùng xây dựng một đất nước Canada thịnh vượng.
Cờ Canada và cờ của Quebec cùng tung bay
Canada giành quyền tự trị như một quốc gia thuộc khối Commonwealth kể từ năm 1867. Sang năm là kỷ niệm 150 năm ngày này, có lẽ vì vậy mà các công trình lịch sử ở thủ đô Ottawa đang được tu sửa đồng loạt.
Cổng vào nhà nghỉ mùa hè của cố thủ tướng Canada trước, trong và sau Chiến tranh thế giới thứ Hai – Mackenzie King. Ông là thủ tướng tại vị lâu nhất của Canada, 22 năm cho ba lần làm thủ tướng, đồng thời là là nhân vật rất được yêu mến và kính trọng nhờ đường lối ôn hòa và luôn tìm kiếm sự đồng thuận của hai cộng đồng ngôn ngữ. Ông không kết hôn và tặng lại nhà ở cho nhân dân Canada sau khi ông qua đời.
Ở Toronto: Tất cả các bảng, biển chỉ đường đều ghi bằng tiếng Anh
Tới Ottawa: Tất cả đều được ghi bằng cả hai tiếng Anh và Pháp
Sang Montreal: Mọi thứ đều chỉ được ghi bằng tiếng Pháp, người dân chào câu mở đầu bằng tiếng Pháp và nếu du khách không nói được tiếng Pháp thì họ sẽ chuyển sang nói tiếng Anh.
Biển báo dừng. Ngay cả ở Pháp người ta cũng dùng biển “STOP”, nhưng riêng ở Quebec thì vẫn dùng tiếng Pháp.