Trên chuyến bay từ Perth tới Karratha, “xe Fokker 100” có 100 chỗ kín mít mà chỉ đếm được vỏn vẹn 6 “nữ nhân”, còn lại toàn là nam thanh niên Úc cao to lực lưỡng. Chiều muộn tôi cùng bạn tấp vào một nhà hàng kiêm quán bar ở Dampier, chỉ thấy toàn đàn ông mặc áo bảo hộ lao động, họ tới đây ăn tối sau giờ làm việc. Hôm sau ghé vào trung tâm thương mại của Karratha tôi cũng thấy nhan nhản nam nhân còn nguyên bụi đỏ trên người tới mua sắm.
Điều này thật dễ hiểu bởi Karratha và vùng phụ cận là đô thị phục vụ ngành khai mỏ, các nam công nhân làm việc theo hình thức FIFO (Fly in – Fly out).
4
“Road Train”
Hình ảnh quen thuộc ở vùng mỏ này là “road train” (xe tải kéo theo ba, bốn công chở hàng) và những đoàn tàu chở quặng dài tới 3 dặm (gần 5km) từ Tom Price về cảng Dampier. Người dân ở đây có thể tranh thủ ngủ khi đợi tàu quặng đi qua điểm giao cắt.
 2
Tàu chở quặng dài gần 5km
Toàn bộ vùng Pilbara có thể coi là vùng đất của Rio Tinto và Woodside. Hai công ty này khai thác quặng và khí ngoài biển xa. Họ xây dựng nhiều khu nhà ở cho công nhân (như Wickham) và tài trợ cho hầu hết các hoạt động của cộng đồng.
 Sau Esperance thì Karratha cũng là nơi tốt để học tiếng Anh, vì hầu hết là người Úc da trắng và người thổ dân (nói tiếng Anh rất tốt). Hiếm hoi lắm mới thấy vài gương mặt Á châu là người Philipines, người Thái, và một vài người Việt Nam.
1

ĐỂ LẠI LỜI NHẮN