Vì là một ca cấp cứu nên bệnh nhân và gia đình không có lựa chọn! Tài xế taxi tạt vào một bệnh viện quận, nhưng ở đó họ chỉ có thể làm sơ cứu và chỉ định lên một viện đầu ngành về cơ xương khớp.
Cảm giác đầu tiên ở phòng cấp cứu khá tốt, một cô hộ lý nói năng nhẹ nhàng, đẩy băng ca đi chụp X-quang và hướng dẫn cơ bản những việc cần làm. Cảm giác nghi ngờ chỉ bắt đầu nhen nhóm khi vào viện từ 6h30 chiều nhưng tới 12h30 đêm mới được gọi đi phẫu thuật. Trong ba tiếng đồng hồ ngồi đợi, thừa thời gian “tào lao bí đao” với các gia đình bệnh nhân khác, mới được nghe một em hỏi “Thế chị đưa cái bà đẩy người nhà chị vào phòng mổ bao nhiêu? Bà ý nhắc em đừng có quên bồi dưỡng đấy!”.
2h30 sáng thấy điều dưỡng ra cửa phòng hồi sức đất gọi tên người nhà, hí hửng tưởng đã mổ xong, ai dè nàng ý đưa giấy bảo đi mua hai cuộn băng vải! Ngơ ngẩn – Chả hiểu sao đang mổ lại bảo gia đình bệnh nhân đi mua dao!
3h30 sáng người nhà được đẩy ra ngoài, lên tầng ba và được xếp nằm tại “hành lang”. Ngó một vòng thấy bệnh nhân được xếp nằm san sát giáp tường mé trong hành lang, còn người nhà người thì võng mắc trên lan can, người thì chiếu nằm phía dưới, muốn “tìm một lối đi riêng” là quá khó giữa cái khung cảnh “hùng vĩ” ấy! Tiện miệng hỏi nàng hộ lý xem muốn đăng ký phòng dịch vụ thì làm thế nào, thì được nàng ý quát lên rằng “chân cẳng thế này thì nằm trong phòng làm sao được, nằm ở đây thôi!”.
120150713_085534
Có lẽ do đêm tối và mắt mũi kèm nhèm nên đêm đó chưa “nhận thức được vấn đề”. Sáng bảnh mắt ra nghe dưới sân tầng trệt xôn xao, ngó xuống thì thấy bệnh nhân đến khám đã ngồi đông nghẹt, trên tầng thì người nhà bệnh nhân lục đục thu dọn võng, chiếu. Sàn nhà lộ ra, chỗ thì màu đen, chỗ thì màu cháo lòng, tường phòng cũng có cùng tông màu, nhà vệ sinh thì đố kiếm ra cái bệ ngồi, bệnh nhân và người nhà muốn “giải quyết nỗi buồn” thì chỉ có một cách duy nhất là “đứng tấn”.
120150713_085552
Điều dưỡng: “Cô là người nhà bệnh nhân hả? Đứng lại đây phụ tôi!”.
Bác sỹ: “Cái cô kia, người ta đang làm sao cứ đứng vô làm gì? Lại còn mang vớ nữa!”
Tác giả: “Dạ chú y tá kêu em lại phụ chú. Găng tay y tế này là của em tự mua.”
Bác sỹ quay sang mắng y tá phải tự làm, nhưng khi bác sỹ vừa đi khỏi thì chú điều dưỡng lại quay sang: “Này cô kia, lại đây phụ tôi!”. Đúng là “Trên bảo dưới không nghe!”.
Hộ lý: “Người nhà bệnh nhân đâu, tháo tạ ra!”; “Người nhà bệnh nhân, đẩy theo tôi!”; “Người nhà bệnh nhân, vặn bớt nước lại, hết thì tự cắm sang lọ khác!”, “311, Nguyễn Thị B đâu? Có ai là B không?”… Cảm giác là “Hộ lý to hơn bác sỹ!”
Giờ đẹp, điều dưỡng lại đưa giấy bảo đi mua cái kẹp. Bấm thang máy định leo xuống thì thang không lên nên lội bộ. Đi 3 điểm, lượn tám lượt thì mua được cái kẹp trị giá 20.000 đồng. Không hiểu sao phải làm người ta tốn sức thế!
Mệt quá định leo tháng máy lên, vừa bấm mở cửa thang thì có một bác cũng lớn tuổi ngồi chễm chệ trên một cái ghế nhựa trong thang và nói lớn “Người nhà bệnh nhân đi thang bộ!”. Lại không hiểu sinh ra cái thang máy để làm gì, và vì sao trong khi bệnh viện nào cũng kêu thiếu kinh phí mà lại có tiền để thuê một vị chuyên chỉ ngồi để đuổi người nhà bệnh nhân ra khỏi thang máy!
Chút bệnh nghề nghiệp trong người làm cho bức xúc tới tận óc khi có tới 95% trong số những nhân viên y tế ở đó không dùng găng tay y tế khi tác nghiệp! Họ vô tư cầm vào ga trải băng ca dính máu, dịch của bệnh nhân bằng tay không, rồi cầm kim tiêm dung dịch, bóc thuốc, mũi tiêm bằng tay không. Hai điều dưỡng vừa đi vừa mải buôn chuyện nên vô tình làm đổ thùng đựng rác y tế ra sàn nhà, họ cũng vô tư dùng tay không nhặt lại từ vỏ thuốc vỡ tới mũi kim tiêm đã qua sử dụng. Một điều dưỡng vừa đi khỏi thì sản phẩm để lại là rác dưới chân và bông cồn đã sử dụng trên giường bệnh nhân! Lại không hiểu tiêu chuẩn vệ sinh ở đó là gì!
120150713_085239
Trong cái đám hỗn độn đó, lòng tin vẫn còn một chỗ bám víu mong manh khi gặp hai bạn điều dưỡng hành động khác với những người còn lại!

ĐỂ LẠI LỜI NHẮN