MEETING FOR PARENTS…

0
1483

Đọc qua tiêu đề chắc nhiều anh chị em sẽ nghĩ thầm: “Nói phét, lấy đâu ra con cái mà đòi họp phụ huynh!”.

Quả tình nhà em có họp thật! Số là vợ chồng anh chị bạn bận việc bất khả kháng, nên nhờ nhà em dẫn hai bà cháu tới buổi học mẫu giáo “nhỡ” đầu tiên của con (vì bà không nói được tiếng Anh). Thế nên nhà em mới lần đầu tiên trong đời có cơ hội đi họp phụ huynh.

Vậy người ta dạy trẻ con cái gì ở trường mẫu giáo xứ Úc?

Khác với cách tổ chức các cấp học ở Việt Nam, ở Úc, các bé ba tuổi trở xuống được bố mẹ gửi trông tại các nhà trẻ (Child care), còn từ bốn tuổi trở lên thì các cháu được học ở trường tiểu học (primary school) với các cấp độ (4 tuổi học Kindy – Mẫu giáo nhỡ, 5 tuổi học Pre-school – Mẫu giáo lớn, 6-10 tuổi học lớp 1 tới 5). Như vậy, trường tiểu học ở Úc bao gồm cả trường mẫu giáo và tiểu học theo cách làm ở Việt Nam.

Buổi họp nhà em đang nói cũng chính là buổi học đầu tiên ở trường tiểu học của bé, các bé chỉ tới để làm quen trong vòng một tiếng đồng hồ. Trong lúc một cô làm quen với các cháu và các cháu làm quen nhau, thì cô chủ nhiệm trao đổi với phụ huynh về những điểm mấu chốt mà chương trình dành cho các cháu trong năm đầu tiên ở trường cấp một sẽ hướng tới.

Đây là vài điểm mà cô giáo Úc đã nói:

1. Mục tiêu chính nhà trường là giúp các cháu trở thành những con người độc lập. Tất cả mọi hoạt động đều nhằm mục đích đó. Ví dụ như:

– Bố mẹ mặc cho các cháu quần áo dễ cởi để các cháu tự đi vệ sinh được

– Buổi trưa các cháu có thời gian và gối để nằm nghỉ, nhưng không phải là ngủ

– Đồ dùng của từng cháu nên để vào rổ để các cháu có thể tự lấy được. Nếu để vào túi mà phải bới, khó tìm cũng làm các cháu mất kiên nhẫn và cần phải trợ giúp.

– Đồ ăn: Bố mẹ chọn mang những đồ có thể ăn nguội và dễ ăn để buổi trưa các cháu có thể mang ra ngoài ăn cùng các bạn.

2. Mỗi tháng một lần, các lớp mẫu giáo sẽ chơi chung với nhiều hoạt động mang tính cộng đồng tại trường hoặc ngoài trường.

3. Thứ 5 tập trung nhiều cho học chữ, thứ 6 dành nhiều cho học về số, tuy nhiên học vấn không phải là mục tiêu chính của lớp học.

4. Các cháu chơi sẽ bẩn đất cát nhưng các cô sẽ chỉ giúp thay quần áo khi nào các cháu bị ướt từ đầu đến chân thôi. Còn nếu chỉ bẩn hay ướt chút ít thì cô sẽ không thay.

8. Phụ huynh nào có những hoạt động muốn chia sẻ với lớp thì các cô rất vui lòng. Ví dụ như tổ chức hoạt động vui chơi nào đó cho các cháu.

Việc đưa một em bé tới trường như thế này đúng là sự kết hợp hài hòa giữa gia đình và nhà trường. Bố mẹ sẽ bận rộn hơn một chút khi sáng ra phải chuẩn bị đồ ăn trưa cho con. Nhưng đổi lại khi được học theo một tinh thần “trở thành người độc lập” như thế này, các con sẽ nhanh chóng biết làm nhiều việc để bố mẹ không phải giành toàn thời gian chăm từng li từng tí cho con nữa.

Người giáo viên cũng được “giải phóng” khỏi những nhiệm vụ bất khả thi như lo cho các cháu ăn thật ngon, thật nhiều. Mỗi bà mẹ có một con mà còn đánh vật mỗi ngày với bữa con ăn, thì hai cô làm sao có thể làm tương tự với mấy chục cháu được! Thay vào đó giáo viên được tập trung vào đúng chuyên môn nghề nghiệp, trẻ em biết ăn là việc của mình rồi tự làm, bố mẹ cũng không còn phải lo hỏi cô mỗi ngày cháu ăn nhiều hay ít!

SHARE
Previous articleCORE SPIRIT OF TPP
Next articleSMALL LANE PARIS

LEAVE A REPLY